Top Page
22/12/2023 11:15

Quy trình và những tiêu chuẩn khi trát tường 2 lớp

Trát tường là một trong những công đoạn quan trọng trong thi công xây dựng giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng công trình. Khi nói đến công việc này, nhiều người nghĩ rằng nó vô cùng đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc này không hề dễ bởi làm thế nào để có thể tạo nên bức tường đẹp, có độ kết dính tốt nhất là khi trát tường 2 lớp. Hôm nay, Nhà mới group chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc những quy trình và tiêu chuẩn khi tiến hành trát tường 2 lớp.

Kỹ thuật trát tường 2 lớp theo tiêu chuẩn

Kỹ thuật trát tường 2 lớp theo tiêu chuẩn

Quy trình trát tường 2 lớp trong thi công xây dựng

Để có một công trình kiên cố, chắc chắn, bền vững với thời gian và có tính thẩm mỹ cao thì công việc trát tường cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: chuẩn bị trước khi trát tường

Sau khi lắp đặt dây điện, ống ngầm vào trong tường xong thì tiến hành làm sạch bề mặt tường đảm bảo không còn bụi bẩn rồi tưới nước lên để làm ẩm và hạn chế trường hợp bị nứt sau khi đã trát. 

Bước 2: tiến hành pha vữa

Lấy xi măng và cát mịn nhỏ chuyên dùng để trát tường trộn theo tỷ lệ tiêu chuẩn rồi hòa vào với nước thành hỗn hợp sệt, hơi quánh. Cát được trộn phải được sàng lọc kỹ càng, không lẫn các tạp chất để tránh tình trạng bề mặt mới trát bị nổ.

Ở những khu vực có độ ẩm cao cần dùng vữa có mác lớn hơn hoặc bằng M7.5 để tăng cường khả năng chống thấm và gia tăng độ bám dính giữa các lớp trát.

Bước 3: tiến hành trát vữa

Dùng bàn xoa và thước thẳng để làm phẳng bề mặt tường

Dùng bàn xoa và thước thẳng để làm phẳng bề mặt tường

Sau khi trộn vữa xong, vận chuyển vữa vào khu vực cần thi công rồi dùng bàn xoa và dao xây để lấy một lượng vừa phải đổ lên bề mặt tường và xoa. Dùng bàn xoa xoa theo đường thẳng để đường vữa mềm mượt, không xuất hiện vết chân chim hay vết hằn. Đường vữa khi trát nên được tiến hành lần lượt từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài để  tránh bị nham nhở.

Ngay khi trát xong một khoảng vừa phải cần quan sát bề mặt tường, nếu có những chỗ lồi thì đục, chỗ lõm thì dùng thêm vữa để trát thêm vào rồi dùng bàn xoa để xoa lại lần nữa.

Trong trường hợp vữa bị khô thì dùng chổi đót dấp nước quét nhẹ lên và dùng bàn xoa, xoa một vòng rộng để tạo sự kết dính giữa các phân tử có trong vữa.

Bước 4: hoàn thiện công đoạn trát tường

Một bức tường sau khi được trát xong phải mịn màng, không có vết lạn sạn, lốm đốm, không có vết chân chim hay vết vữa chảy. Vì vậy cần phải kiểm tra tường thường xuyên sau khi trát để tránh trường hợp tường chưa kịp khô sẽ dễ bị ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài.

Những tiêu chuẩn trát tường 2 lớp cần đảm bảo trong thi công

Công đoạn trát tường tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cần phải tỉ mỉ và phải được tiến hành theo tiêu chuẩn đã được đặt ra để chất lượng công trình được tốt nhất. Dưới đây là một số tiêu chuẩn trát tường 2 lớp mà bất kỳ thợ thi công nào cũng cần tuân thủ theo:

  • Chiều dày của lớp trát nên là từ 10 đến 12mm, nếu trát dày hơn thì cần dùng lưới thép hoặc tiến hành trát thành nhiều lần, nhiều lớp nhưng không quá 20mm.
  • Trát từng lớp vữa một, khi lớp trước khô thì mới trát lớp thứ 2.
  • Dùng thước để cán phẳng lớp trát, dùng bay để xử lý chỗ bị lồi hay lõm rồi lấy bàn xoa để xoa phẳng.
  • Khi trát xong phải đảm bảo bề mặt tường phải phẳng không bị lồi lõm.
  • Các góc tường cần vuông, cân và khớp với nhau.
  • Lớp vữa trát cần phải kẹp vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10mm.
  • Khi lớp trát khô cần tiến hành gõ để kiểm tra chất lượng tường, nếu có tiếng lộp bộp hay bị phồng, có lớp vết nứt,… cần phá chỗ đó ra làm lại.

Trên đây là những chia sẻ của Nhà mới group về việc trát tường 2 lớp trong khi thi công xây dựng công trình. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về tiêu chuẩn trát tường để giúp ngôi nhà bạn được bảo vệ khỏi tác động xấu từ môi trường.

Nguồn: Tổng hợp

Biên tập: Như Quỳnh


Tin cùng chuyên mục