Vật liệu xây dựng là những nguyên liệu thô hoặc đã qua chế biến được dùng trong xây dựng. Vật liệu xây dựng có hai nguồn gốc chính:
Vậy vật liệu nhân tạo là gì?
Vật liệu nhân tạo được tạo ra từ công nghệ sản xuất. Tùy vào từng mục đích sử dụng sẽ sản xuất ra các loại vật liệu có tính chất hóa học và độ bền bỉ khác nhau. Vật liệu nhân tạo thường được làm từ các thành phần thô hoặc bán chế biến, nhưng cũng có thể được tạo ra từ các nguồn tài nguyên tái tạo. Những vật liệu này được sử dụng trong xây dựng nhà ở với mục đích đáp ứng các yêu cầu cụ thể, bao gồm độ bền, tính cách âm, khả năng chống cháy hay tính thẩm mỹ.
Sự ra đời của kính, một vật liệu trong suốt được đánh giá là một sự kiện lớn lao, là cuộc cách mạng về vật liệu nhân tạo.
Kính có đặc tính cơ lý ưu việt, độ bền cao, có khả năng chống lại tác động của môi trường… Kính xuất hiện ở nhiều công trình, từ những không gian sống riêng tư của mỗi gia đình cho đến công trình tôn giáo tín ngưỡng như nhà thờ và ngày nay rất phổ biến trong các tòa cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại…
Kính mang đến khả năng cách âm, cách nhiệt, chống khói bụi và khả năng thông thoáng cho không gian sống của bạn. Với đặc tính trong suốt kính sẽ tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, điều hòa ánh sáng một cách hiệu quả. Kính còn mang lại vẻ đẹp đẳng cấp, hiện đại góp phần kiến tạo lên cuộc sống chất lượng và sang trọng.
Bê tông có lẽ là một vật liệu mà quá đỗi quen thuộc. Những ưu điểm của bê tông đó chính là độ bền bỉ vượt trội, không thấm nước, đáp ứng khả năng chịu nén và chịu uốn, chịu lực tốt.
Tuy nhiên, theo thời gian, các vết nứt nhỏ trong kết cấu bê tông là không thể tránh khỏi do sự xuống cấp trong suốt thời gian sử dụng cùng với các yếu tố kết hợp tải trọng khác nhau. Theo đó, nhằm khắc phục những nhược điểm trên, bê tông tự phục hồi đã được nghiên cứu và hứa hẹn trở thành vật liệu thông minh mới trong ngành xây dựng.
Bê tông tự phục hồi đôi khi còn được gọi là bê tông sinh học là một kỹ thuật tự phục hồi sử dụng vi khuẩn có thể lấp đầy các vết nứt trong bê tông bằng cách tạo ra kết tủa canxi cacbonat thông qua quá trình khoáng hóa sinh học. Cơ chế cơ bản của việc chữa lành vết nứt dựa trên vi khuẩn xảy ra khi vết nứt bê tông xảy ra. Nước sau đó sẽ rò rỉ qua các vết nứt hình thành và các lỗ mao dẫn của bê tông. Với sự có mặt của nước và chất dinh dưỡng bên trong nền bê tông, quá trình nảy mầm của vi khuẩn sẽ diễn ra và đá vôi sinh ra có thể lấp đầy các vết nứt.
Xi măng phát quang là loại vật liệu xây dựng mới do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học San Nicolás de Hidalgo và tiến sĩ khoa học José Carlos Rubio nghiên cứu và sản xuất. Loại xi măng này có màu xanh da trời và xanh lá cây, được sản xuất bằng cách trộn 4-5% sợi quang trong hỗn hợp xi măng.
Cụ thể, xi măng phát quang được làm từ cát, silica, chất thải công nghiệp, kiềm và nước. Nó có trọng lượng nhẹ hơn so với xi măng gốc, đồng thời có bề mặt đồng nhất sau khi đổ bê tông. Ngoài ra, để cung cấp cho nó đặc tính phát sáng, các vật liệu phải trải qua quá trình polycondensation được thực hiện ở nhiệt độ phòng.
Hiện nay, xi măng phát quang được ứng dụng phổ biến trong thi công đường cao tốc nhờ ưu điểm chịu nhiệt, có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời và phát sáng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, vật liệu này cũng đã được thử nghiệm để xây nhà tắm, nhà vệ sinh trong các tòa nhà cao thiếu ánh sáng và đem lại kết quả khả quan.
Gạch mát là một loại vật liệu xây dựng có khả năng chống nóng vô cùng hiệu quả, đặc biệt là trong mùa hè oi bức, nóng nực. Cấu tạo của gạch mát gồm có 3 lớp: ở giữa là mặt lõi PU (Polyurethane), bao quanh là lớp xi măng đặc chủng. Chính vì vậy mà gạch mát vừa tạo được ưu thế về tính bền bỉ, vừa có khả năng làm mát rất tốt.
Gạch mát là chất liệu để chống nóng nên còn được gọi là gạch mát chống nóng, ngoài ra gạch mát còn có tính cách âm rất tốt.
Cấu tạo khá đơn giản nhưng tấm gạch mát đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình khi ngày càng được nhiều công trình xây dựng sử dụng.
Đá nhân tạo là vật liệu xây dựng thay thế các bề mặt đá tự nhiên được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó được cấu tạo từ đá nghiền liên kết với các chất kết dính như nhựa polymer.
Đá ốp lát nhân tạo được sản xuất với cốt liệu nhẹ để có trọng lượng nhỏ hơn so với đá tự nhiên. Trọng lượng nhẹ, dễ thi công và sự đa dạng của sản phẩm là những lợi thế quan trọng của vật liệu này.
Các thiết kế có thể là đá vuông, hình dạng không đều hoặc tròn, thậm chí là giả gạch. Mỗi thiết kế có thể được sản xuất trong một hoặc nhiều màu sắc, mang vẻ đẹp độc đáo, đa dạng và khắc phục được hầu hết các nhược điểm của đá tự nhiên.
Đá nhân tạo có đầy đủ hầu hết các tính chất vật lý như đá tự nhiên như độ cứng cao, độ bền, độ chống thấm nước,…và có một số ưu điểm vượt trội hơn như là:
Trên đây là những vật liệu nhân tạo mới mà bạn có thể ứng dụng cho công trình nhà ở của mình, hy vọng sẽ hữu ích với bạn!