Móng băng là loại móng nông, thường được sử dụng cho nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự xây dựng trên nền đất tốt.
Móng băng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Chiều sâu chôn móng của móng băng thường là dưới 2m đến 2,5m.
Móng băng được cấu tạo từ gạch hoặc bê tông cốt thép. Tuy nhiên, hiện nay móng băng chủ yếu được là bằng bê công cốt thép, bởi với những công trình lớn thì kết cấu gạch không thể đáp ứng được .
Cấu tạo móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng.
Lớp bê tông lót bản móng – Cánh móng – Dầm móng – Cổ cột
Cấu tạo móng băng
Móng băng có kết cấu đặc biệt có thể chắn đất nên rất phù hợp thi công các công trình biệt thự, nhà phố có hầm, gara để xe, nhà kho chứa đồ.
Một ưu điểm khác của móng băng là có thể chống lại các hiện tượng sụt lún và lún lệch giữa các cột.
Thi công móng băng đơn giản, tiết kiệm vật tư xây dựng cũng như nhân công.
Tuy nhiên với những nơi có bề mặt đất không ổn định, nhiều đất bùn, mực nước ngầm sâu thì không nên lựa chọn móng băng.
Có rất nhiều kiểu phân loại móng băng xét theo nhiều yếu tố, dưới đây là phân loại móng băng xét theo từng yếu tố
+ Móng băng gạch
+ Móng băng bê tông cốt thép
Phân loại móng băng theo kết cấu
+ Móng cứng
+ Móng mềm
+ Móng hỗn hợp hoặc móng kết hợp
Phân loại móng băng theo tính chất, độ cứng
Xét theo phương vị thì móng băng được phân làm 2 loại là móng băng 1 phương vào móng băng 2 phương. Trong đó:
+ Móng 1 phương là loại móng được thi công theo 1 chiều duy nhất hoặc là chiều dài hoặc chiều rộng của ngôi nhà. Quan sát có thể thấy các đường móng được tạo thành các đường song song với nhau và tùy thuộc vào quy mô, diện tích công trình sẽ chia khoảng cách giữa các đường móng này.
+ Móng 2 phương là loại móng trong đó các đường móng được thiết kế giao nhau tạo thành góc vuông như hình ô bàn cờ.
Phân loại móng băng theo phương vị
Móng băng chịu tải lệch tâm và đúng tâm
Móng băng được đánh giá là loại móng thi công khá đơn giản so với một số loại móng khác. Tuy nhiên trong quá trình thi công, một số nhà thầu vẫn thường mắc phải những lỗi sai vô cùng cơ bản, đặc biệt là với những công trình thi công tự phát. Dưới đây là một số lỗi thường gặp thi thường gặp khi thi công móng băng:
Đây là lỗi sai cô cùng cơ bản khi thi công móng băng đó chính là đặt ngược thép bản móng. Theo nguyên tắc thì thép ngắn là thép chịu lực chính nên sẽ phải đặt dưới và thép chạy dọc dầm, thép đài đặt trên. Rất nhiều nhà thầu không nắm được kiến thức thi công cơ bản đã đặt ngược lại làm mất đi khả năng làm việc của móng.
Khi thi công móng băng lệch tâm, nhiều người đã bỏ qua bước bẻ mỏ lớp thép dưới vài cm sao cho phần tiếp xúc đảm bảo 30-40D (với D là đường kính thép). Đây cũng là một lỗi sai vô cùng phổ biến ảnh hưởng rất lớn tới khả năng làm việc của móng băng.
– Trước khi thi công móng băng thì nên tính toán thật kỹ lưỡng cũng như lựa chọn loại móng băng phù hợp, vừa đảm bảo khả năng chịu tải trọng vừa tiết kiệm chi phí, Đối với những công làm giảm chiều sâu khi đặt móng, giúp tiết kiệm chi phí khi thi công.
– Ngược lại đối với chiều sâu đặt móng nông thì chúng ta nên dùng móng bê tông cốt thép
– Cần thực hiện khảo sát hiện trạng đất trước khi thi công móng băng
– Tuyệt đối không để móng băng ngập nước bởi khi đổ bê tông móng sẽ làm giảm tính liên kết cũng như chất lượng của bê tông cốt thép. Vì vậy, trước khi đổ bê tông móng cần thực hiện hút nước rồi mới tiến hành đổ.
– Đối với móng cần có cường độ cao thì nên dùng móng bê tông cốt thép.
– Khi thi công móng băng cho nhà xây tầng hầm hoặc tầng bán hầm thì móng băng cần phải đặt sâu hơn nền đất hầm một khoảng > 40cm và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.
Trên đây toàn bộ những kiến thức về móng băng, thi công móng băng và những lưu ý quan trọng khi thi công móng băng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có được những kinh nghiệm cần để có thể lựa chọn loại móng phù hợp và tính toán nó cho công trình nhà mình nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Biên tập: Thu Phương