Top Page
27/07/2023 15:07

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ CỘT BÊ TÔNG BỊ RỖ

Để được đánh giá là một công trình đạt chất lượng chuẩn thì các hạng mục thi công đòi hỏi phải được thi công theo đúng kỹ thuật tránh các lỗi từ cơ bản cho đến yêu cầu cao. Trong đó không thể không nhắc tới bê tông, lỗi cột bê tông bị rỗ là một trong những lỗi thi công thường thấy nhất. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi cột bê tông bị rỗ, bài viết dưới đây của Nhà mới group sẽ mang đến cái nhìn toàn diện nhất về lỗi thi công kể trên, hãy cùng theo dõi nhé.

Lỗi bê tông cột bị rỗ

Lỗi cột bê tông bị rỗ thường thấy

Biểu hiện của cột bê tông bị rỗ

Khi quan sát cột bê tông, ta hoàn toàn có thể phát hiện được lỗi này, trên bề mặt cột xuất hiện những vết rỗ từ nhỏ đến lớn với độ sâu từ 1 đến 3mm, những vết rỗ này nếu nhỏ sẽ không nhìn thấy được cốt thép bên trong, còn đối với những vết rỗ lớn có thể chạm tới cả cốt thép bên trong. Khi cột bê tông bị rỗ mà không được xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng đến kết cấu cũng như không đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Vì vậy khi phát hiện ra biểu hiện cột bê tông bị rỗ thì cần phải xử lý kịp thời dù vết rỗ ở bất kỳ tình trạng nào.

Nguyên nhân cột bê tông bị rỗ

Lỗi cột bê tông bị rỗ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng rỗ bê tông cột, cần phải nắm bắt được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên để có phương hướng xử lý sao cho phù hợp nhất.

Cấp phối bê không hợp lý

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cột bê tông bị rỗ, trong quá trình trộn đổ bê tông xử dựng loại đá cỡ to nhỏ không đều hoặc sử dụng lượng cát quá nhiều dẫn đến hỗn hợp bê tông không hợp lý.

Đổ trộn bê tông không đều.

Trộn bê tông quá khô cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cột bê tông bị rỗ, ngoài ra do một số tác động ngoại cảnh như thời tiết hanh khô, nóng ván khuôn cột bằng gỗ có độ hút ẩm cao nên nước bê tông không đủ, bê tông không được tưới nước bảo dưỡng kịp thời dẫn đến rỗ bề mặt.

Thi công không đảm bảo kỹ thuật

Khi đổ bê tông cột mà đứng từ trên cao đỉnh cột cho bê tông rơi xuống sẽ làm bê tông bị phân tầng, đá nặng sẽ rơi trước tập trung phía dưới cốt liệu nhỏ lên trên dẫn đến bên dưới toàn đá sỏi, nhiều lỗ rỗng. Trong trường hợp này phải dùng máng đổ nghiêng vào tránh để bê tông rơi tự do quá 2m để đảm bảo bề mặt cột không bị rỗ.

Và một điều quan trọng khác là trong quá trình đóng cốp pha cột không đảm bảo dẫn đến cốp pha cột không kín khít làm chảy mất vữa xi măng. Như vậy khi đổ bê tông cột cốp pha bị hở sẽ làm mất nước của bê tông dẫn đến bê tông bị khô gây rỗ.

Lỗi đổ bê tông cột bị rỗ

Cột bê tông bị rỗ nghiêm trọng

Cách xử lý cột bê tông bị rỗ

Sau khi đổ bê tông và tháo dỡ cốp pha nếu phát hiện lỗi cột bê tông bị rỗ cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng kể trên, các vết rỗ dễ dàng có thể phát hiện bằng mắt thường, bạn cần phải quan sát xem vết rỗ có sâu không để có được phương hướng xử lý chuẩn xác nhất. Sau đây là một số cách xử lý cột bê tông bị rỗ hiệu quả nhất.

Đối với bê tông cột bị rỗ bề mặt

Nếu bề mặt bê tông xuất hiện các lỗ có tiết diện nhỏ, không ăn sâu vào cốt thép thì cách xử lý sẽ là đục và trát vữa xi măng. Cách này yêu cầu tiến hành đục toàn bộ khu vực xuất hiện vết rỗ sao cho các viên đá, sỏi được bằng phẳng sau đó phun nước vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa đục, bước tiếp sau đó là thấm khô và dùng vữa xi măng trát kín lại khu vực bị rỗ, lưu ý vữa dùng để trát là vữa có cấp phối 1:2:5 hoặc 1:2

Quá trình trát dùng bay miết chặt hoặc vẩy sao cho vữa bám chắc vào phần bê tông trong. 

Và một bước quan trọng nữa không thể bỏ qua là nên dùng vữa polyme hoặc vữa sợi thủy tinh cho những vị trí có yêu cầu chống thấm cao.

Với những vết rỗ không quá sâu nhưng có tiết diện rộng thì cần dùng súng phun vữa thay vì sử dụng bay trát thông thường. Các bước thực hiện theo trình tự kể trên nhưng dùng súng phun vữa xi măng phun vữa có cấp phối là  1:1,15- 1:4,4.

Bê tông cột bị rỗ bề mặt

Cột bê tông bị rỗ bề mặt nghiêm trọng

 Đối với bê tông rỗ sâu

Trường hợp vết rỗ bê tông có tiết diện rộng, ăn sâu vào tận cốt thép bên trong thì bạn cần xem xét tiến hành đổ lại bê tông cột để đảm bảo an toàn. Đối với lần đổ này cần phải tuân thủ đúng quy tắc đổ bê tông, cấp phối bê tông đạt tiêu chuẩn và quá trình thi công lắp cốp pha cột có đạt chuẩn kỹ thuật hay không để đảm bảo không xảy ra lỗi kể trên. 

Hướng dẫn đổ bê tông cột chuẩn kỹ thuật

Để không mắc lỗi bê tông cột bị rỗ cần phải thi công chuẩn kỹ thuật, yêu cầu các bước thực hiện chính xác và nghiêm ngặt theo các bước cơ bản sau:

Kiểm tra cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông

Trong quá trình lắp đặt cốp pha cột cần phải đảm bảo chân cốp pha phải đúng vị trí, chắc chắn để cốp pha không bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông, cốp pha cột cần phải chống, neo, rọi đảm bảo cho cột không bị nghiêng, phình.

Trong trường hợp cốp pha cột có hình dạng tròn thì cần phải đặt trước các thông số theo sẵn kích thước tại các xưởng sản xuất cốp pha. Điều này đảm bảo trong quá trình đổ bê tông cột không bị sai số cũng như không mắc lỗi thi công đổ bê tông gây lên tình trạng cột bê tông bị rỗ. 

Trước khi đổ bê tông cột phải tiến hành tưới nước cho cốp pha sao cho cốp pha đủ ẩm, tránh tình trạng cột bê tông bị rỗ do các ván cốp pha gỗ hút nước nước từ vữa bê tông. 

Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn

Bước 1: Các bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông cột

Trước khi đổ bê tông cần phải tiến hành công tác chuẩn bị trong đó cần phải đảm bảo đầy đủ các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình đổ bê tông.

Cần phải vệ sinh sạch sẽ, tưới nước làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.

Và đặc biệt trong công tác chuẩn bị cần phải lưu ý cấp phối vữa bê tông theo đúng tiêu chuẩn, quá trình trộn phải đều tay. Nếu sử dụng bê tông tươi thì cần lựa chọn loại chất lượng cao từ những nhà cung ứng uy tín.

Hỗn hợp bê tông tươi thường sẽ đông cứng sau khoảng từ 2 đến 3 giờ. Nếu vì một lý do nào đó vữa bê tông chưa được đổ vào vị trí cần đổ thì cần trộn lại để đảm bảo cho hỗn hợp có độ dẻo. Tuy nhiên lúc này không được thêm nước vào dù có thể đã bị thất thoát một phần nước. Vữa bê tông thiếu nước thao tác kém linh hoạt hơn nhưng chất lượng không bị giảm. Còn nếu các bạn cho thêm nước vào trộn lại, lượng nước thừa làm vữa bê tông bị nhão và sẽ làm giảm cường độ chịu lực của chúng cũng như gây nên tình trạng cột bê tông bị rỗ.

Và bước quan trọng nhất trước khi đổ bê tông cột để tránh tình trạng bị rỗ bề mặt là nên đổ 1 lớp vữa xi măng với độ dày khoảng 10 – 13cm.

Bước 2: Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ

Bước 3: Quá trình đổ không được tùy tiện ngừng mà phải đổ liên tục.

Khi đổ bê tông cột mà đứng từ trên cao đỉnh cột cho bê tông rơi xuống sẽ làm bê tông bị phân tầng, đá nặng sẽ rơi trước tập trung phía dưới cốt liệu nhỏ lên trên dẫn đến bên dưới toàn đá sỏi, nhiều lỗ rỗng. Giải pháp là phải dùng máng đổ nghiêng vào tránh để bê tông rơi tự do quá 2m.

Bước 4: Sử dụng đầm dùi theo phương thẳng đứng, đầm khoảng 20-40s/lần. Tránh làm sai lệch cốt thép trong quá trình đầm, ảnh hưởng đến chất lượng cột cũng như tình trạng bề mặt cột bê tông bị rỗ. 

Lưu ý khi đổ bê tông cột cần được đổ theo trình tự từ xa đến gần từ trong ra ngoài, bắt đầu chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, đổ xong lớp nào đầm luôn lớp đấy.

Bước 5: Bảo dưỡng bê tông 

Sau khi đã đổ bê tông cột thì một bước quan trọng không nên bỏ qua là bảo dưỡng bê tông,

Thời gian tối thiểu để tháo dỡ cốp pha là trong khoảng từ 36 – 48 giờ.

Cần tưới nước bảo dưỡng liên tục trong 2-4 ngày để đảm bảo bê tông đạt chất lượng tốt nhất.

Bê tông cột bị rỗ

Bảo dưỡng bê tông cột sau khi đổ bê tông

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý bê tông cột bị rỗ giúp gia chủ có thể phát hiện và có cách xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả sau này. Hy vọng những thông tin mà Nhà mới group cung cấp hữu ích dành cho bạn.

Nguồn: Tổng hợp

Biên Tập: Thu Phương


Tin cùng chuyên mục