Mô hình móng đơn trong xây dựng
Móng đơn hay còn được gọi là móng nông, đây là loại móng truyền tải lực từ cột hoặc một chùm cột vị trí gần nhau có tác dụng chịu lực cho toàn bộ công trình. Người ta sử dụng móng đơn để gia cố giúp tăng tính chịu lực cho các công trình xây dựng có tải trọng nhẹ hoặc vừa. Móng đơn thường được sử dụng cho các công trình nhà ở dân sinh, nhà cấp 4, nhà phố 2 tầng, 3 tầng, nhà 4 tầng,… trên các nền đất tốt, có độ cứng tương đối và nền đất phải ổn định.
Móng đơn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau như: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn phụ thuộc vào quy mô của công trình. So với những loại móng khác thì móng đơn được đánh giá là tiết kiệm chi phí, tuy nhiên móng đơn chỉ phù hợp với những công trình có tải trọng nhẹ hoặc vừa nên không được sử dụng phổ biến hiện nay. Vì vậy muốn biết được móng đơn có phù hợp với công trình nhà mình bạn nên khảo sát địa thật kỹ lưỡng xem có nên thi công móng đơn cho công trình nhà mình không.
Có rất nhiều tiêu chí được lựa chọn để phân loại móng đơn tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Có thể phân loại móng đơn dựa vào kết cấu của móng, phân loại dựa trên đặc điểm tải trọng, phân loại dựa trên phương thức chế tạo và phân loại dựa vào vật liệu làm móng. Sau đây chúng ta hãy cùng phân loại móng đơn phổ biến nhất để bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho công trình nhà mình nhé.
Dựa theo độ cứng của móng thì móng đơn được chia ra làm 3 loại:
Dựa vào đặc điểm tải trọng thì có 5 loại móng đơn phổ biến:
Dựa theo phương thức chế tạo thì được chia làm 2 loại móng đơn:
Dựa theo chất liệu thì móng đơn cũng được chia làm 2 loại:
Cấu tạo của móng đơn
Móng đơn có cấu tạo khá đơn giản, thường dùng một lớp bê tông cốt thép dày và tạo hình trụ duy nhất để chịu trọng tải của công trình. 4 bộ phận của móng đơn theo thứ tự lần lượt từ dưới lên sẽ như sau:
Móng đơn tuy có cấu tạo đơn giản nhưng khi thi công cần đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật để công trình đạt được kết cấu vững chắc. Hiện nay, rất nhiều chủ thầu thi công ẩu, không đúng kỹ thuật dẫn đến quá trình sử dụng gặp rất nhiều sự cố, thiếu an toàn cho chủ nhà. Vì vậy khi thi công móng đơn cần đặc biệt lưu ý nhé.
Việc thiếu kiến thức chuyên môn xây dựng gây ra nhiều khó khăn trong việc giám sát, thi công xây dựng. Thi công móng phải đập đi sửa lại nhiều lần, công trình có tuổi thọ ngắn, nhanh chóng xuống cấp, gãy nứt.
CT: Ptb ≤ Rtc
Tải trọng đúng tâm:
Tải trọng lệch tâm: Pmax ≤ 1.2 Rtc
Trong đó:
Ptb , Pmax : Là áp suất móng trung bình và lớn
Rtc: Là cường độ tiêu chuẩn của đất nền
CT: Rtc = m ( A1/4 . y. b + B. q + D.c)
Trong đó:
A1/4 , B, D : hệ số phụ thuộc góc ma sát trong của đất
b: chiều rộng của móng
c: lực dính của nền đất
q: tải trọng bên móng
m: các hệ số, điều kiện làm việc của nền
Kích thước móng chịu tải đúng tâm: Ptb = ( Ntc + G) / ( I.b )
Ptb = ( Ntc / a.b2 ) + Ytb. H.m
A = I / b
Trong đó:
Yyb: Trọng lượng riêng, trọng lượng trung bình của đất, móng
Hm: Chiều sâu để đặt móng
G: Trọng lượng móng, đất ở trên
Từ Ptb = Rtc ta có:
(Ntc / α.b²) + γtb.Hm = m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)
γtb.Hm = m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)
Chiều rộng được xác định như sau : b³ + k1b² – k2 = 0
Trong đó:
Các hệ số M1,M2, M3 phụ thuộc góc ma sát ϕtc.
Trên đây là chia sẻ của Nhà mới group về móng đơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp gia chủ nắm bắt được những thông tin liên quan về móng đơn để có thể chọn được loại móng đơn phù hợp với công trình của mình. Theo dõi Nhà mới group để cập nhật thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích nữa nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Biên tập: Thu Phương