Top Page
25/08/2023 09:38

Móng bè và những lưu ý về móng bè

Thi công móng bè là một trong những phương án thi công phổ biến hiện nay, với những công trình nhà cao tầng có tầng hầm, tầng bán hầm thì bắt buộc phải thi công móng bè. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng hiểu rõ về loại móng này. Ngày hôm nay Nhà mới group sẽ mang đến những thông tin về móng bè có cấu tạo, kết cấu và những lưu ý về móng bè như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé.

Móng bè là gì?

Móng bè là gì?

Hiểu đúng về móng bè, tránh sai lầm trong thi công

Móng bè là một loại móng nông, là kết cấu móng toàn diện ở dưới cùng của một công trình xây dựng, đảm nhận chức năng truyền tải trọng của công trình xuống nền đất, đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ công trình.

Móng bè thường được sử dụng cho những ngôi nhà có tầng hầm hoặc bán hầm, âm xuống nền đất ở những nơi có nền đất yếu, phù hợp cho những công trình có kết cấu chịu lực cao, công trình nhà ở cao tầng. 

Móng bè được đánh giá là loại móng an toàn và được áp dụng phổ biến bởi nó là một phương pháp an toàn và có hiệu quả cao trong việc phân bố đều về trọng lượng, giúp tránh hiện tượng sụt lún.

Cấu tạo móng bè

Cấu tạo của móng bè bao gồm nhiều lớp như sau:

Lớp bê tông lót móng: Đối với những công trình dân dụng thì có độ dày trung bình 100mm, tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào thiết kế.

Dầm móng: có thích thước khoảng 300x700mn

Thép dầm móng: thường sử dụng thép dọc 6Φ(18-20-22), thép đai Φ8a150.

Thép bản móng: Đi 2 lớp thép tiêu chuẩn Φ12a200.

Chiều cao bản móng phổ thông: 200mm.

Cấu tạo móng bè

Cấu tạo móng bè

Phân loại móng bè

Móng bè bao gồm 4 dạng cơ bản:

  • Dạng bản phẳng: là loại móng bè phổ biến nhất hiện nay, có trọng tải khoảng 1.000 tấn/cột.
  • Dạng có dầm sườn: có cấu tạo theo 2 kiểu sườn là sườn nằm dưới có tiết diện hình thang, ưu điểm của dạng này là chống trơn trượt tốt và có chiều hướng gia tăng. 
  • Dạng sàn nấm: dạng này có hình bản vòm ngược. Với những công trình yêu cầu về độ chịu uốn lớn thì đây là loại móng phù hợp nhất.
  • Dạng hộp: được phân bố đều trên đất, dạng này có kết cấu khung chịu lực tốt, độ cứng lớn nhưng trọng lượng khá nhẹ nên thường được sử dụng cho những ngôi nhà 2 tầng.

Phân loại móng bè

Phân loại móng bè

Khi nào chúng ta lựa chọn thi công móng bè

Với những công trình dân dụng, nếu như không có kết cấu bên dưới như tầng hầm, tầng bán hầm thì không nhất thiết phải lựa chọn thi công móng bè bởi chi phí thi công loại móng này khá tốn kém. Với những công trình không ép được cọc do ảnh hưởng của nền đất hoặc nhà xung quanh cũng như các loại móng khác không đủ tải thì ta mới sử dụng móng bè.

Tính toán kết cấu thi công móng bè

Để tính toán kết cấu của móng bè, ta cần tính dựa trên kích thước xây dựng thực tế. Với công trình xây dựng có kích thước 10mx4m và nặng 100 tấn thì độ chịu lực của móng bè được tính theo công thức: Trọng lượng công trình/Diện tích công trình = 100 tấn/40m=2,5 tấn.

Qua những tính toán trên ta có được kết cấu xây dựng móng bè có thể chịu lực lên đến 2,5 tấn/m2. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng khu vực, vị trí cũng như những đặc tính riêng của những khu vực đó mà kết cấu móng có sự thay đổi để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho cả công trình cũng như tối ưu chi phí xây dựng.

Trên đây là móng bè và cấu tạo, kết cấu cũng như quy trình thi công móng bè chuẩn kỹ thuật. Hy vọng những thông tin mà Nhà mới group cung cấp sẽ giúp gia chủ hiểu rõ về móng bè cũng như các phương án thi công loại móng này nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Biên tập: Thu Phương


Tin cùng chuyên mục