Top Page
16/03/2024 13:24

KINH NGHIỆM CHỌN SÀN PHẲNG ĐỂ XÂY NHÀ

Sàn phẳng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng, đóng vai trò nền tảng cho mọi công việc tiếp theo. Một sàn phẳng chắc chắn và đồng đều không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt các vật liệu xây dựng mà còn đảm bảo sự an toàn cho công nhân và máy móc trong quá trình thi công. Vậy hãy để Nhamoigroup mách bạn bí quyết chọn sàn phẳng cho ngôi nhà mơ ước của bạn nhé!

Trong kỹ thuật xây dựng, sàn phẳng hay còn gọi là sàn không dầm, sàn vượt nhịp, sàn nấm. Được thiết kế hai phương toàn khối không cần sử dụng tới các dầm, toàn bộ tải trọng sàn sẽ truyền trực tiếp qua cột mà không thông qua dầm chính như các sàn dầm truyền thống.

Sàn phẳng được áp dụng ở những dự án yêu cầu chiều cao trần mỏng hơn, vượt nhịp cột lớn hơn hoặc tối ưu hóa tiến độ thi công, tốn ít chi phí vật tư hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng và độ thẩm mỹ. Các công trình có mặt tiền rộng bỏ cột giữa, bị hạn chế chiều cao, bố cục cột không đồng đều, v.v., phổ biến trong nhà phố biệt thự, khách sạn-resort hay trong các không gian công cộng như nhà hát, các công trình giáo dục, trung tâm triển lãm, showroom ô tô, siêu thị, nhà để xe, v.v.

Những xu hướng thiết kế showroom ô tô thịnh hành của năm - Tin tức

Ưu điểm của công nghệ sàn phẳng:

  • Linh hoạt trong bố trí phòng. Do sàn phẳng có sàn dày lại chịu lực đều trên toàn bộ bề mặt sàn nên hỗ trợ rất tốt cho việc bố trí không gian kiến trúc :  Tường gạch xây bất kỳ vị trí nào trên sàn, cột có thể đặt các vị trí lệch không cần thẳng hàng, và tận dụng luôn trần bê tông làm trần của mặt trần nhà trang trí không cần trần thạch cao.
  • Chiều cao thông thủy tầng . Do chiều dày sàn mỏng hơn chiều cao dầm truyền thống của hệ kết cấu sàn dầm nên chúng ta có được một không gian chiều cao tầng tính từ mặt trên sàn dưới lên mặt dưới sàn trên vô cùng thông thoáng, thông thường sàn phẳng có chiều cao mỏng hơn dầm từ 30-40cm. Lợi dụng điều này chúng ta có thể giảm chiều cao tầng xuống và tăng số tầng lên đối với các công trình có chiều cao tòa nhà bị hạn chế.
  • Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Do giảm thép, giám ván khuôn bê tông nên thời gian thi công công trình được rút ngắn từ 30-40% so với sàn dầm truyền thống. Với các nhà phố biệt thự truyền thống thi công thông thường từ 12-15 ngày 1 tầng thì với sàn phẳng có thể rút ngắn thời gian đó xuống 7-8 ngày 1 tầng. Việc đẩy nhanh thời gian còn giúp công trình nhanh đưa vào sử dụng xoay vòng vốn nhanh.
  • Giảm chi phí . Sàn phẳng nếu áp dụng công nghệ sàn hộp rỗng như trên thì giảm được 30% thép 50% ván khuôn trung bình giảm từ 10-15% chi phí phần sàn so với sàn dầm cổ điển
  • Dễ dàng lắp đặt hệ thống điều hòa và cơ điện PCCC . Trong các tòa nhà có sàn phẳng, không có dầm. Vì vậy, không cần phải uốn cáp hoặc cắt xuyên dầm để thực hiện thi công các dịch vụ cơ điện. Sàn phẳng giúp việc lắp đặt những thứ như ống điều hòa, ống chữa cháy, ống điện, v.v. trở nên dễ dàng hơn.
  • Bên cạnh đó sàn phẳng còn có khả năng tiêu âm, cách nhiệt và chống cháy tốt, giúp loại bỏ việc phải cần tới ván khuôn vòm hoặc dầm tiết diện lớn đồng thời kiểm soát được vết nứt trên sàn.

Sàn phẳng mang lại rất nhiều tính linh hoạt và có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào có khả năng cần phải thay đổi bố cục nội thất trong tương lai.

Tuy nhiên, sàn phẳng cũng có một số nhược điểm như:

  • Chi phí thi công cao hơn so với sàn dầm truyền thống.
  • Yêu cầu kỹ thuật thi công cao hơn.
  • Khả năng chịu lực tập trung không tốt bằng sàn dầm.

Kinh nghiệm chọn sàn phẳng để xây nhà

  • Xác định nhu cầu sử dụng: Cần xác định rõ nhu cầu và mong muốn trong kế hoạch xây dựng để lựa chọn loại sàn phẳng phù hợp quá trình thi công. Ví dụ, nếu nhà có nhiều tầng thì nên chọn loại sàn phẳng có khả năng chịu lực tốt.
  • Lựa chọn nhà thầu uy tín: Thi công sàn phẳng đòi hỏi kỹ thuật cao nên cần lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm và hệ thống thi công chất lượng để thi công loại sàn này tốt nhất.
  • Giám sát thi công chặt chẽ: Cần giám sát thi công chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình cũng như tối ưu hóa hiệu quả thi công

Một số loại sàn phẳng phổ biến hiện nay:

Sàn nấm:

Hệ thống sàn phẳng bê tông cốt thép với một bản dày hơn ở vị trí cột và tường chịu lực gọi là mũ cột, làm tăng khả năng chịu lực cắt và độ cứng của hệ thống sàn dưới sự tác động của tải trọng thẳng đứng. Sàn nấm được ứng dụng rộng rãi nhất là trong những công trình nhà cao tầng, các dự án xây dựng công nghiệp như nhà máy, kho xưởng, các công trình công cộng như trường học, nhà ga,…

sàn nấm

Sàn dự ứng lực

Có kết cấu bê tông cốt thép kết hợp ứng lực căng rất cao của cốt thép ứng suất trước và sức chịu nén của bê tông. sàn này có khả năng chịu tải trọng lớn và mở không gian, thích hợp với các công trình nhà xưởng, nhà máy, các trung tâm thương mại lớn,… Tuy nhiên, việc xây dựng sàn này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên sâu và phải được thực hiện chính xác để đảm bảo tính an toàn và độ chính xác của hệ thống.

Sàn ô cờ 

cấu trúc các dầm đỡ có hình dáng giống bàn cờ, với các thanh dầm đan vuông góc với nhau như ô cờ trải đều khắp bề mặt sàn. có khả năng vượt nhịp, chịu tải lớn. Bề mặt sàn mịn nên tạo ra một hệ trần đẹp mà không đòi hỏi lớp trát trần. sàn có độ cứng lớn nên chống rung rất tốt, loại sàn này có ưu điểm là thi công đơn giản, chi phí thấp, thích hợp cho nhà cấp 4.

sàn ô cờ

Lưu ý:

  • Khi lựa chọn loại sàn phẳng, cần tham khảo ý kiến của kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng và những người có kinh nghiệm để có được lựa chọn phù hợp nhất.
  • Cần đảm bảo chất lượng vật liệu thi công, tay nghề thợ và tiến độ thi công để đảm bảo chất lượng công trình.

 

 

 










































































Tin cùng chuyên mục