5 lưu ý khi sửa nhà nâng tầng
1.Kiểm định kết cấu, độ chịu lực của căn nhà
Tìm kiếm chuyên gia hay đơn vị thẩm định kết cấu công trình là việc đầu tiên các gia chủ cần làm khi có ý định nâng tầng nhà. Sau đó, ngôi nhà sẽ được xem xét về độ chịu lực của móng, cột. Bởi qua thời gian, khả năng chịu lực của móng, cột đã có sự suy giảm.
Trường hợp móng, cột yếu sẽ khó để nâng thêm tầng hoặc sẽ phải gia cố để đảm bảo sự an toàn, bền vững cho công trình. Việc gia cố chắc chắn sẽ tốn kém thêm chi phí nhưng gia chủ không nên tiếc tiền bỏ qua bước này hoặc thực hiện qua loa. Vì như thế ngôi nhà sẽ nhanh xuống cấp sau khi đưa vào sử dụng, có thể sụt lún, nghiêng, thậm chí đổ, gây nguy hiểm cho những người sinh sống trong nhà và cả các căn nhà tiếp giáp.
Kiểm định kết cấu, độ chịu lực của căn nhà rất quan trọng trước khi nâng tầng
Sau khi đánh giá về kết cấu và độ chịu lực của căn nhà cũng như nhu cầu xây thêm bao nhiêu tầng của gia chủ, các đơn vị kiểm định sẽ đưa ra phương án gia cố. Kiến trúc sư sẽ dựa trên bản vẽ thiết kế căn nhà cũ để xây dựng một bản thiết kế nâng tầng cho ngôi nhà.
Gia chủ nên xem xét kỹ bản thiết kế mới, phương án gia cố nếu có, từ đó cân đối tài chính, lựa chọn phương án hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.
2.Công Tác Xin Phép Xây Dựng Sửa Chữa
Chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống để liên hệ với bộ phận quản lý xây dựng để được cấp giấy phép cho bạn sửa chữa tùy theo hạng mục bạn muốn sửa, nếu như nâng tầng, cơi nới tăng thêm diện tích sử dụng thì cần phải xin giấy phép xây dựng, còn bạn chỉ muốn chỉ cải tạo nội thất sơn lại nhà thì thủ tục rất đơn giản và nhanh chóng, thường thì các đơn vị thi công thiết kế sẽ lo luôn việc này và bạn chỉ cần cung cấp giấy tờ và ký xác nhận là xong.
Khi sửa nhà, KTS sẽ trao đổi với chủ nhà những yêu cầu cần thực hiện trong đó có việc gia cố nền móng cũ. Đây là một việc quan trọng mà gia chủ không nên tiết kiệm chi phí. Chỉ khi nền móng vững chắc mới đảm bảo được chất lượng công trình an toàn, vững vàng về sau. Do vậy, đừng tiết kiệm chi phí này.
Gia cố cột và gia cố móng khi tiến hành sửa nhà là quan trọng nhất. Từ kế hoạch sửa nhà ra sao, nâng tầng thế nào mà gia chủ trao đổi với KTS để có phương pháp gia cố tốt nhất. Nếu cột trụ nào cần gia cố kỹ thì phải chú ý, đầu tư chi phí để thực hiện. Nếu gia công nền móng không tốt, công trình sẽ nhanh xuống cấp, lãng phí hơn nhiều.
4.Lựa chọn vật liệu phù hợp
Nâng tầng cho căn nhà tiến hành trên kết cấu cũ nên việc giảm trọng lực của tầng được nâng có vai trò rất quan trọng. Sử dụng vật liệu nhẹ, bền sẽ giảm áp lực lên nền móng, cột, trong khi vẫn đảm bảo yếu tố chất lượng, độ bền cho công trình. Gia chủ có thể tham khảo một số phương án như gạch siêu nhẹ hoặc vật liệu xây dựng có chất liệu gỗ, nhựa thay thế cho gạch, bê tông.
5.Chọn nhà thầu uy tín nếu thuê trọn gói
Nếu thuê thi công trọn gói, gia chủ nên lựa chọn những nhà thầu uy tín, giá cả hợp lý. Nên có hợp đồng rõ ràng với phía nhà thầu về chi phí, chất lượng vật tư, thời gian thi công, hoàn thiện cũng như bảo hành chất lượng. Nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng thì sẽ phải có nghĩa vụ đền bù theo thỏa thuận.
Nguồn: Tổng hợp
Biên tập: Vân Anh