Top Page
27/09/2023 16:33

Hướng dẫn xây bể phốt đúng tiêu chuẩn

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, con người xả ra một lượng nước thải vô cùng lớn. Vì vậy, để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước cũng như môi trường sống thì bể phốt là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, bể phốt được xây như thế nào là đúng tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Hôm nay, Nhà mới group sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

Hướng dẫn cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn giụp hạn chế rủi ro

Hướng dẫn cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn giúp hạn chế rủi ro

Bể phốt nên xây ở vị trí nào thì tốt?

Bể phốt là một phần không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Tuy nhiên, bể phốt không thể xây dựng một cách bừa bãi, không phải vị trí nào trong ngôi nhà cũng có thể đặt được. Do đó, trước khi tiến hành xây bể phốt đúng tiêu chuẩn thì cần phải khảo sát và chọn vị trí phù hợp. Vị trí đặt bể phốt phù hợp phải đảm bảo các yếu tố về phong thủy, địa chất và hình dạng mảnh đất.

  • Về vị trí phong thủy: bể phốt là nơi chứa những thứ không sạch sẽ, vì vậy không nên xây bể tự hoại dưới phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng thờ và phòng khách. Bởi đây là nơi chứa nhiều khí xấu, nếu đặt ở những vị trí quan trọng trong nhà sẽ làm ảnh hưởng đến tài vận, tinh thần, sức khỏe, thành công của các thành viên trong gia đình.
  • Về vị trí địa chất: không nên đặt bể tự hoại ở những nơi có nền đất yếu, không ổn định và dễ sụt lún. Vì khi xảy ra tình trạng sụt lún, làm thay đổi kết cấu của bể tự hoại sẽ khiến các chất bẩn tràn ra bên ngoài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước ngầm. Trong trường hợp không có vị trí nào tốt hơn thì cần tiến hành làm lưới thép bảo vệ trước khi đổ nền móng để bảo vệ độ bền cho công trình sau này.
  • Về hình dạng mảnh đất: thông thường, bể phốt của gia đình hay các khu chung cư, toà nhà cao tầng, khách sạn,… sẽ là hình chữ nhật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình dạng mảnh đất mà lựa chọn hình dáng sao cho cân đối, phù hợp như hình vuông, hình cầu, hình hộp,…

Xây bể phốt bao nhiêu khối?

Sau khi xác định được vị trí xây bể phốt phù hợp với phong thủy, địa chất và hình dạng mảnh đất thì cần xác định thể tích của bể. Bởi đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo việc bể phốt đáp ứng được mục đích sử dụng của cả công trình. 

Xây bể phốt bao nhiêu khối? Trên thực tế, chúng ta không thể đưa ra số khối rõ ràng và không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp bởi số lượng người sử dụng bể ở mỗi công trình là khác nhau. Do đó, để xây bể phốt đúng tiêu chuẩn thì cần xác định số lượng người sử dụng ở mỗi công trình.

Cũng chính vì vậy, kích thước của bể phốt trong các hộ gia đình sẽ không giống với kích thước bể phốt ở những công trình lớn như trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng,…Thông thường, bể phốt của hộ gia đình sẽ dao động từ 3 khối đến 5 khối do lượng người sử dụng không nhiều. Đối với nhà hàng thì kích thước bể phốt thường dao động từ 20 khối đến 30 khối. Còn đối với các công trình lớn thì kích thước bể phốt thường lên tới vài trăm khối để có thể đáp ứng được lượng lớn người sử dụng.

Hướng dẫn xây bể phốt đúng tiêu chuẩn

Hướng dẫn xây bể phốt đúng tiêu chuẩn

Hướng dẫn xây bể phốt đúng tiêu chuẩn

Nghiên cứu các tiêu chuẩn xây bể phốt

Để đảm bảo sức chứa cũng như tránh trường hợp xây dựng sai kết cấu làm ảnh hưởng đến môi trường thì khi xây dựng bể phốt cần phải tuân thủ theo đúng trình tự khoa học, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn.

Theo TCVN 10334:2014 của nhà nước ban hành, xây bể phốt đúng tiêu chuẩn phải đáp ứng những điều sau: tổng dung tích bể tự hoại, dung tích ướt, dung tích phần lưu không trên mặt nước, kích thước bể theo số lượng người sử dụng, thời gian lưu nước tiểu,…

Hiện nay có hai loại bể tự hoại thông dụng nhất là bể tự hoại 2 ngăn và bể tự hoại 3 ngăn.

Cách xây bể phốt 2 ngăn đúng tiêu chuẩn

Bể phốt 2 ngăn thường được sử dụng ở những công trình nhỏ như nhà ở gia đình. Dưới đây là cách xây bể phốt 2 ngăn đúng tiêu chuẩn:

Bước 1: chuẩn bị vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng được chuẩn bị để xây bể 2 ngăn gồm: gạch đặc 800 viên, xi măng 13 bao, thép phi 8 13kg, đá dăm 1 x 2 khoảng 0.5m3, cát vàng 1.3 khối và ống nhựa PVC.

Bước 2: đào hố

Dựa theo bản thiết kế đã có trước mà đào hố bể phốt theo đúng kích thước để thuận tiện cho việc xây dựng. Thông thường, đối với kích thước bể tự hoại 2 ngăn: chiều sâu lòng bể là 1.6m, chiều rộng 1m4, chiều dài tối thiểu 2m7.

Bước 3: thi công phần nền

Dùng thép phi 8 để đan lưới, bản sắt đan A150 để gia cố nền bể phốt bởi nền càng chắc chắn thì sẽ tránh được tình trạng sụt lún, nứt vỡ công trình sau thời gian sử dụng. Tiếp đến đổ lớp vữa bê tông với tỷ lệ 1 xi măng, 2 cát vàng, 3 đá dăm dày 10cm trở lên.

Bước 4: xây tường, chia ngăn bể phốt

  • Với bể phốt 2 ngăn có thể xây tường 10 và được xây bằng gạch đặc, sử dụng vữa trộn theo tỷ lệ 1 xi 4 cát. Lưu ý, khi xây tường phải chừa lỗ kỹ thuật để đặt đường ống nước theo bản vẽ thiết kế, tránh trường hợp phải đục tường làm ảnh hưởng đến chất lượng bể.
  • Bể phốt 2 ngăn được chia làm ngăn lắng và ngăn chứa. Trong đó, kích thước ngăn chứa bằng ⅔ tổng diện tích bể, ngăn lắng chiếm ⅓ diện tích còn lại.
  • Sau khi xây tường xong, trộn vữa với tỷ lệ 1 xi măng 3 cát để trát tường. Đợi đến khi lớp vữa khô sẽ tiến hành quét thêm lớp nước xi măng nguyên chất để gia tăng khả năng chống thấm.

Bước 5: đổ nắp bể 

Nắp bể được làm bằng bê tông cốt thép với chiều dài nắp không được nhỏ hơn 7cm.

Cách xây bể tự hoại 2 ngăn

Cách xây bể tự hoại 2 ngăn

Bước 6: lắp đặt đường ống nước

Đặt đường ống nước gồm đường ống xả chất thải vào, ống thông giữa các ngăn, ống thông hơi và ống thoát nước bên ngoài.

  • Ống xả chất thải vào: đặt vị trí ống càng cao càng tốt và nên đặt gần vị trí tấm đan, cao hơn so với mặt trước trong hầm cầu ít nhất 200mm, độ dốc hoàn hảo cho ống dài 1000m, đường kính 90mm là 1/50.
  • Ống giữa các ngăn với đường kính tối thiểu là 110mm và kích thước phù hợp nên là 200 x 200mm.
  • Ống thông hơi có kích thước tối ưu là 27mm, đặt hơi hướng lên trên.
  • Ống thoát nước thải nên có đường kính 110mm, đặt cách 200mm so với nắp hầm.

Bước 7: kiểm tra, san lấp mặt bằng

Sau khi tiến hành xây bể phốt đúng tiêu chuẩn xong cần kiểm tra lại các thông số kỹ thuật. Nếu mọi thứ đã phù hợp thì san lấp đất xung quanh rồi tưới nước lên trên và đất cát xuống cho chắc chắn.

Cách xây bể phốt 3 ngăn đúng tiêu chuẩn

Bể tự hoại 3 ngăn được dùng phổ biến trong mọi công trình xây dựng và là sự lựa chọn lý tưởng cho các tòa nhà đông dân cư. Và cách xây bể phốt 3 ngăn sẽ được tiến hành theo 7 bước giống với bể phốt 2 ngăn. Tuy nhiên, cấu tạo của bể phốt 3 ngăn sẽ khác với bể 2 ngăn nên cần lưu ý một số khía cạnh sau để xây bể phốt đúng tiêu chuẩn.

  • Đối với các công trình lớn, nền móng của bể nên đổ bê tông cốt thép với chiều dày tối thiểu 15cm.
  • Bể phốt 3 ngăn ưu tiên xây tường 20, vách ngăn chia ranh rới có thể xây tường 10.
  • Bể phốt 3 ngăn gồm ngăn lắng, ngăn lọc và ngăn lắng. Trong đó, ngăn chứa sẽ có diện tích lớn nhất chiếm 2/4 tổng diện tích bể, ngăn lắng chiếm ¼ diện tích bể và ¼ còn lại là ngăn lọc.
  • Đối với các công trình lớn, đường kính ống nên có kích thước từ 114mm đến 140mm.
  • Kích thước của bể: chiều rộng phủ bì 2m2, chiều dài 3m2 và chiều cao dao động từ 1m5 đến 1m65.

Cách xây bể tự hoại 3 ngăn

Cách xây bể tự hoại 3 ngăn

Xây bể phốt vốn không phải chuyện dễ dàng bởi yêu cầu về kết cấu, kích thước phải đúng với số lượng người sử dụng. Hy vọng, với những chia sẻ của Nhà mới group sẽ giúp bạn đọc xây bể phốt đúng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng cũng như thể tích chứa.

Nguồn: Tổng hợp

Biên tập: Thu Phương 


Tin cùng chuyên mục