Top Page
11/01/2024 14:05

Cách tính và ghép cốp pha cột chuẩn

Với các công trình có quy mô lớn hay thi công được thực hiện trên nền đất không quá lý tưởng thì việc sử dụng cốp pha để định hình bê tông nhão là điều không thể thiếu. Do đó, việc lắp ghép cốp pha cần phải đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình không bị ảnh hưởng. Hôm nay, Nhà mới group muốn chia sẻ đến bạn đọc cách tính và ghép cốp pha cột chuẩn nhất, nên hãy theo dõi bài viết nhé!

cach-ghep-cop-pha-cot.jpg

Cách tính và ghép cốp pha cột

Cách tính cốp pha cột chuẩn xác 

Trước khi tiến hành lắp ghép cốp pha cột, cần phần phải tính toán tiết diện, chiều cao một cách hợp lý nhất và cần phải sắp xếp theo đúng quy trình nhất định.

  • Tính chiều cao cốp pha: cốp pha = chiều dài dầm – chiều cao sàn. Tiết diện cột phải lớn hơn dầm và cột cần tính hết chiều dài.
  • Tính tiết diện cốp pha: Tính toán tiết diện cột phải nhỏ hơn tiết diện dầm. Lấy chiều dài trừ đi chiều cao của dầm và sàn tính đến hết mép dưới dầm sẽ ra kích thước của cột.
  • Tính xà gồ và thanh chống: Nắm rõ tải trọng của cốp pha sàn và trọng lượng của xà gồ.

Cách ghép cốp pha cột chuẩn

Ghép cốp pha cột là quy trình tương đối cầu kỳ và phức tạp nên khi thực hiện cách ghép cốp pha cột cần tiến hành theo các bước sau:

Cốp pha cột.jpg

Cách ghép cốp pha cột

Chuẩn bị trước khi ghép cốp pha cột

Trước khi ghép cốp pha cột, cần thực hiện các công việc chuẩn bị để đảm bảo chất lượng cột cũng như công trình:

  • Kiểm tra thật kỹ các chi tiết của cốp pha để đảm bảo chúng đạt yêu cầu về kỹ thuật đối với từng loại công trình tương xứng.
  • Đo đạc và ghi lại chi tiết các thông số đã đo về cốp pha cũng như vị trí lắp ghép để đảm bảo tính khít kín của cốp pha, tránh làm mất nước bê tông trong quá trình đổ và đầm. Bên cạnh đó, phải đảm bảo chân của cốp pha cột được đặt đúng vị trí, chắc chắn tránh tình trạng bị xô lệch làm ảnh hưởng đến kết cấu của cột.
  • Tạo dưỡng và dựng ván khuôn bằng phương pháp đổ dầm.
  • Đặt sẵn các thép chờ trên sàn để khi cần có thể sử dụng nó để neo, liên kết các ván cốp pha lại với nhau.
  • Gia công ván thành từng mảnh phù hợp với kích thước của các mặt cột để các tấm có thể ghép với nhau một cách vừa khít.
  • Chuẩn bị miếng gông thép hoặc gỗ để định hình cốp pha cột.

Tiến hành cách ghép cốp pha cột 

Khi tiến hành ghép cốp pha cột sẽ được tiến hành theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định vị trí tim cột, trục cột một cách chính xác nhất bằng cách sử dụng máy vĩ tuyến. Khi xác định vị trí nên đặt đệm gỗ bên trong lòng khối móng để làm cữ giúp cố định chân cột.

Bước 2: Tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Gia công thành từng mảng với kích thước bằng kích thước mặt cột sau đó ghép các mảng lại với nhau rồi dùng gông thép hoặc gỗ để cố định.

Bước 3: Sau khi ghép cốp pha đúng tiêu chuẩn sẽ tiến hành đổ bê tông.

  • Bê tông được đổ vào khối cốp pha thông qua cửa đổ hoặc máng đổ.
  • Chiều cao rơi tự do của bê tông khi đổ phải thấp hơn 2m để tránh trường hợp hỗn hợp bê tông có dấu hiệu đông trong quá trình rơi làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Đưa đầm dùi vào trong khối cốp pha theo phương pháp thẳng đứng, chiều sâu của mỗi lớp bê tông khi đầm khoảng từ 30cm đến 50cm. Điều này giúp việc đầm hỗn hợp được chắc chắn hơn.
  • Có thể đổ thêm lớp vữa xi măng với chiều dày khoảng 20cm ở đáy để khắc phục tình trạng bị rỗ của cột.

Trên đây là cách tính và ghép cốp pha cột chuẩn nhất. Việc tính toán và ghép cốp pha cột đúng cách sẽ giúp đảm bảo cột được đổ bê tông đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình. Vì vậy, giai đoạn này cần phải làm cẩn thận, nghiêm ngặt theo đúng quy trình. Hy vọng bài viết của Nhà mới group sẽ giúp bạn đọc có kinh nghiệm hơn trong việc tính và ghép cốp pha cột.

Nguồn: Tổng hợp

Biên tập: Bảo Ngọc


Tin cùng chuyên mục