Top Page
13/05/2023 08:28

Cách tính diện tích thi công công trình

Để có thể dự trù kinh phí ít bị sai số nhất cũng như nắm rõ tổng thể diện tích ngôi nhà là bao nhiêu, Quý khách không nên bỏ qua cách tính diện tích xây dựng nhà. Cách tính xây nhà được dựa trên từng hạng mục khi thi công công trình như phần móng, phần gia cố đất nền, phần sân, phần nhà,…

Tính diện tích xây dựng nhà ở như thế nào?Diện tích xây dựng là gì?

Diện tích xây dựng là diện tích được tính từ mép tường bên này đến mép tường bên kia trên một mảnh đất. Việc của gia chủ hoặc đơn vị thi công là phải đánh dấu chính xác mép tường để tính diện tích một cách chính xác nhất.

Để đo đạc, tính diện tích xây dựng chính xác và kiểm tra, giám sát đơn vị thi công, gia chủ cũng cần biết đến cách tính xây dựng. Hãy cùng tham khảo cách tính xây nhà của ĐẠI NAM dưới đây để đưa ra con số diện tích chính xác hơn nhé.

Lưu ý: Khi thực hiện cách tính, bạn nên tiến hành đo đạc các chiều dài, chiều ngang và chiều cao một cách tỉ mỉ và chuẩn xác sao cho đường thẳng của dây đo nằm song song với mặt đất và có hình chiếu vuông góc với mặt đất (chiều dài và chiều ngang), hoặc dây vuông góc với mặt đất (chiều cao).

Cách tính diện tích xây dựng nhà

Tính diện tích xây dựng nhà là một giai đoạn quan trọng của gia chủ trong việc ước tính chi phí và kiểm soát thu – chi trong quá trình thi công nhà ở. Khi tính diện tích xây dựng nhà, Quý khách cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Diện tích có chi phí hao phí xây dựng là diện tích được thể hiện và không được thể hiện trong giấy phép xây dựng, nhưng tại đó lại có hao phí chi phí xây dựng. Nguyên nhân là do sự chênh lệch xuất phát từ các phần diện tích: móng, giếng trời, ban công, sân thượng, giàn lam, kèo trang trí sân sau, sân trước.
  • Do phần diện tích trên giấy xây dựng chỉ thể hiện ở mặt bằng, không tính diện tích các hạng mục trên nên có sự chênh lệch trong cách tính diện tích xây dựng nhà ở, dẫn đến chênh lệch về chi phí.cách tính diện tích xây dựng nhà ở

Cách tính diện tích xây dựng nhà ở

Phần gia cố nền đất yếu

  • Gia cố nền móng công trình: Sẽ được báo giá cụ thể sau khi khảo sát do tùy vào điều kiện, đất nền thực hiện.
  • Gia cố nền trệt bằng phương pháp đổ bê tông cốt thép: Tính 20% diện tích.

Phần móng

  • Móng đơn: 10% diện tích.
  • Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi: 30% diện tích.
  • Móng bang: 40 – 50% diện tích.

Phần tầng hầm (so với cọc đỉnh ram hầm)

  • Hầm có độ sâu < 1.3m: 150% diện tích.
  • Hầm có độ sâu < 1.7m: 170% diện tích.
  • Hầm có độ sâu < 2.0m: 200% diện tích.
  • Hầm có độ sâu <3.0m: 250% diện tích.

Phần sân

  • < 15m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng, lát gạch nền: 70% diện tích.
  • >= 15m2: 50% diện tích.

Phần nhà

  • Có mái che trên: 100% diện tích.
  • Không có mái che nhưng lát gạch nền: 60% diện tích.
  • Ô trống trong nhà:

+ Diện tích < 8m2: Tính sàn bình thường.

+ Diện tích > 8m2: 50% diện tích.

Phần mái

  • Bê tông cốt thép, không lát gạch: 50% diện tích mái.
  • Bê tông cốt thép, có lát gạch: 60% diện tích mái.
  • Mái ngói vì kèo sắt: 70% diện tích mái.
  • Mái bê tông dán ngói: 100% diện tích mái.
  • Mái tôn: 30% diện tích mái.

Ví dụ cách tính diện tích xây dựng nhà ở

Quy mô công trình là: Rộng 5m X 20m = 100m2. 1 trệt + 2 lầu (3 tầng, 3 sàn BTCT, chiều cao 10m > 11.5m ) đơn giá trọn gói là: 4.500.000đ/m2.

Cách tính giá là : 300m2 sử dụng + phần Mái BTCT 50% diện tích + móng cọc 30% diện tích.

Móng = 30 m2.

Diện tích sử dụng 100m2 X 3 tầng = 300m2.

Sân thượng MBTCT tính 50% diện tích = 50m2.

Tổng giá xây dựng nhà :  380m2 x 4.500.000đ = 1.710.000.000đ (một tỷ, sáu trăm, tám mươi bảy triệu đồng)

Ví dụ cách tính diện tích m2 xây dựng nhà ở

 

Nguồn: Tổng hợp

Biên tập: Thu Phương


Tin cùng chuyên mục