Khi thi công nối thép cột cần phải thực hiện đúng theo những yêu cầu tiêu chuẩn dưới đây:
Thép để nối thép cột phải đảm bảo chất lượng, thép phải được vệ sinh sạch sẽ những phần bùn đất dính trong quá trình vận chuyển, nếu thép hoen gỉ phải được đánh sạch. Nếu thép chỉ ố vàng thì không cần vệ sinh, nhiều người nhầm lẫn giữa thép bị gỉ và thép ố vàng, thép gỉ sẽ bong tróc hết lớp vảy bên ngoài thép ố vàng chỉ xuất hiện các vết ố trên bề mặt thanh thép.
Khi lắp dựng cốt thép phải tuân thủ đúng khoảng cách như trong bản vẽ thiết kế, lắp đặt đúng vị trí, cao độ, khung thép chính được định dạng ổn định, đúng hình dạng cấu kiện.
Chú ý không thể thép bị nhún sập, chỗ quá dày thép chỗ lại quá mỏng.
Các móc mối nối với nhau phải kiên cố. Thép đai cột đều và đúng khoảng cách, buộc chặt tránh để thép xô lệch.
Nối thép cột là một hạng mục quan trọng, cần được thực hiện một cách chuẩn xác để khi đổ bê tông cột đạt được chất lượng và hiệu quả tốt nhất. Có rất nhiều kiểu nối thép cột phổ biến hiện nay, mỗi kiểu nối thép cột lại có những ưu nhược điểm cũng như các quy định và tiêu chuẩn riêng. Dưới đây là các kiểu nối thép cột phổ biến nhất.
Nối thép bằng dây kẽm là phương pháp được hầu hết các công trình sử dụng hiện nay bởi cách nối đơn giản, không cần sử dụng các máy móc hiện đại và yêu cầu đội thợ phải có tay nghề cao nên tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tính an toàn và kết cấu của công trình.
Phương pháp này yêu cầu nối thép bằng dây kẽm 1mm – 2mm buộc chặt vào các mối nối. Phương pháp này thường được sử dụng cho các công trình nhà ở như phà cấp 4, nhà phố, biệt thự có số lượng thép công cột cũng như đường kính không quá lớn từ 14mm – 20mm.
Phương pháp nối thép bằng liên kết hàn là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển, thực hiện bằng các công nghệ hiện đại khác nhau, nhanh chóng, hiện đại và đảm bảo kết cấu của cốt thép cột.
Khi thực hiện cần tuân thủ chất lượng mối nối theo đúng yêu cầu của bản thiết kế nên có nhiều phương pháp hàn ứng dụng các công nghệ khác nhau như: hàn đối đầu, hàn tiếp xúc, hàn điện trở, hàn hồ quang … Với mỗi phương pháp hàn nối thép đều được thiết kế theo tiêu chuẩn riêng.
So với phương pháp nối thép bằng dây kẽm thì phương pháp nối thép bằng liên kết hàn đảm bảo thép có bề mặt nhẵn và liên tục, thép sẽ không bị đứt quãng và không bị thu hẹp cục bộ. Vì vậy quá trình thực hiện cần đảm bảo về số lượng, chiều dài và vị trí hàn thép.
Phương pháp hàn nối cốt thép đã không còn quá xa lạ trong xây dựng tại các nước phát triển, ở Việt Nam thường được áp dụng trong xây dựng tại các thành phố lớn với những công trình công cộng, hiện đại, quy mô lớn có diện tích cốt thép tại mặt cắt ngang tỷ lệ cao. Yêu cầu nối thép cột phải được áp dụng công nghệ hiện đại. Nếu so sánh với phương pháp buộc bằng dây kẽm đối với các công trình quy mô lớn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều.
Đây là phương pháp nối thép được các nước phát triển sử dụng phổ biến trong xây dựng
Phương pháp nối thép này sẽ liên kết hai đầu của thanh thép bằng các ống nối ren. Vì vậy trước khi nối thép thì các ống ren phải được gia công trước. Phương pháp này được áp dụng công nghệ và các thiết bị chuyên dụng hiện đại nên tính chính xác cao.
Phương pháp nối thép bằng nối ống ren thường chỉ áp dụng cho các công trình với quy mô lớn có đường kính thanh thép trong cột thường lớn. Với các công trình nhà ở dân dụng thì phương pháp này sẽ tốn kém chi phí hơn so với các kiểu nối thép cột khác.
Cột đóng vai trò chịu nén trong nén trong khung kết cấu còn cốt thép trong cột sẽ chịu lực uốn và liên kết với bê tông để khung bê tông cốt thép có được sự ổn định.
Vị trí mối nối cần phải đảm bảo để cột phát huy tốt nhất khả năng chịu nén của công trình và ngược lại, nếu vị trí nối thép sai sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng chịu nén của cột cũng như chất lượng và độ an toàn của công trình. Vì vậy cần phải tính toán thật kỹ lưỡng vị trí nối thép cột.
Biểu đồ momen trong hệ cột lớn nhất nằm ở đầu cột và chân cột, nhỏ nhất là ở vị trí giữa cột nên vị trí nối thép đảm bảo nhất là vị trí giữa cột.
Một lỗi sai thường thấy trong thi công nối thép cột hiện nay là thường nối thép ở vị trí chân cột bởi thuận tiện trong thi công, đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên nối thép ở chân cột sẽ không đảm bảo khả năng chịu nén của cột. Nối thép ở giữa cột là tốt nhất nhưng vị trí nối thép này thường gặp khó khăn khi thi công, vì vậy rất nhiều nhà thầu bỏ qua chi tiết quan trọng này.
Vị trí mối nối sẽ do thiết kế quy định, thông thường sẽ cao hơn chân cột khoảng 1m.
Khi nối thép cột khoảng cách tâm hai mối nối của 2 thanh gần nhau phải lớn hơn 30D, trong đó D là đường kính thanh thép. Ví dụ:
Thép D16 có chiều dài đoạn nối tối thiểu là: 30×16 = 480mm (48cm)
Thép D18 có chiều dài đoạn nối tối thiểu là: 30×18 = 540mm (54cm)
Tương tự tính toán đối với các loại thép có gân khác…
Cần lưu ý chiều dài đoạn nối thép phải lớn hơn 250mm.
Nối thép cần thực hiện đúng theo tiêu chuẩn trong bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên cần phải thỏa mãn những yêu cầu quan trọng sau:
Khoảng cách tâm hai mối nối của 2 thanh gần nhau phải lớn hơn 30D.
Đối với thép có gờ thì cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
Nối thép cột ở vị trí giữa cột là tốt nhất, thường là cao hơn chân cột khoảng 1m.
Khi buộc kẽm cho mối nối cần buộc ở các vị trí quan trọng là ở giữa và 2 đầu.
Khi nối thép phải nối sole nhau.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về nối thép cột và các kiểu nối thép cột phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có cái nhìn cụ thể về nối thép cột. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé.