Trước khi tìm hiểu về kinh nghiệm cải tạo nhà cũ bạn cần phải nắm rõ khái niệm cải tạo nhà cũ là quá trình thực hiện các thay đổi, cải thiện hoặc tái cấu trúc một ngôi nhà hiện có. Việc làm này sẽ giúp tăng cường chức năng sử dụng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện thiết kế nội thất hoặc ngoại thất của ngôi nhà để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của chủ sở hữu.
Quá trình cải tạo nhà ở cũ có thể bao gồm việc thay đổi cấu trúc bên trong, bên ngoài ngôi nhà như là thay đổi phòng ngủ, phòng tắm, phòng khách, nhà bếp hoặc thậm chí tạo thêm tầng. Ngoài ra, cải tạo cũng có thể liên quan đến việc nâng cấp hệ thống điện, nước, hệ thống thông gió, cải thiện cách nhiệt hoặc cải tạo ngoại thất bằng cách sơn lại, thay cửa sổ, cửa ra vào và các công việc trang trí khác.
Cải tạo nhà cũ có thể được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau như để cải thiện chất lượng sống, tăng giá trị tài sản hoặc đơn giản là thay đổi theo ý muốn của chủ sở hữu. Quá trình này thường đòi hỏi phải có kế hoạch cẩn thận, thiết kế chính xác và cần sự hỗ trợ từ các nhà thầu hoặc kiến trúc sư, kỹ sư chuyên nghiệp để đảm bảo công việc được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả.
Hầu hết các ngôi nhà trước đây đều được xây dựng một cách tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhóm thợ thi công không có thiết kế cụ thể, vì thế mọi thứ bố trí không thực sự tốt. Chưa kể sau một thời gian dài sử dụng các ngôi nhà này đã dần xuống cấp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu chung cho thấy một ngôi nhà cần được cải tạo lại:
Hầu hết những gia chủ lần đầu tiến hành cải tạo nhà thường sẽ rất bỡ ngỡ, vậy nên trong phần bài viết này Vicohome đã tổng hợp 5 kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành mới tiết kiệm chi phí, hãy cùng tham khảo:
Đây là kinh nghiệm cải tạo nhà cũ quan trọng đầu tiên trong sửa chữa cải tạo nhà mà bạn cần biết. Bởi lẽ việc khảo sát, kiểm tra hiện trạng chất lượng ngôi nhà chính là cơ sở để xác định mức độ cải tạo là diện mạo hay mở rộng không gian, từ đó lên phương án phù hợp để thực hiện chính xác các danh mục cần cải tạo.
Bạn cần xem xét lại nền, móng nhà cũ có còn vững chắc không, được thiết kế cho tải trọng mấy tầng… điều này đặc biệt cần thiết khi bạn muốn nâng tầng hay bổ sung cơi nới thêm diện tích. Cần tìm hiểu ngôi nhà xây trước đây là kết cấu tường chịu lực hay là khung chịu lực.
Trường hợp là tường chịu lực thì trong quá trình cải tạo, việc đập phá gây ảnh hưởng đến tường cần phải hạn chế. Trường hợp là khung chịu lực thì cần xác định vị trí nào là dầm chính, vị trí nào dầm phụ, để khi sửa chữa cải tạo có biện pháp gia cường thêm vào các vị trí cảm thấy kết cấu bị yếu đi.
Nếu gia chủ không có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm tra tình trạng ngôi nhà, có thể nhờ một đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp tới khảo sát hiện trạng. Với chuyên môn cao, họ sẽ dễ dàng tìm hiểu được kết cấu và sơ đồ điện nước nhà cũ, qua đó đề ra phương án tốt nhất.
Sau khi thực hiện bước khảo sát hiện trạng xong, bạn đã có thể lập danh sách các hạng mục cần cải tạo để phục vụ mục đích sinh hoạt cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình. Hãy xác định số tượng, vị trí, khu vực cần sửa chữa là khu vực nào, phòng nào, bao nhiêu phòng? Điều này vừa giúp bạn lên bản thiết kế phù hợp, vừa không sa đà vào cải tạo tràn lan tránh lãng phí.
Phong cách thiết kế được ví như là “linh hồn” của ngôi nhà, do đó nếu chọn lựa được phong cách phù hợp với nhu cầu sử dụng ngay từ đầu thì việc lên ý tưởng và bắt tay vào cải tạo sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay có rất nhiều phong cách thiết kế nhà ở khác nhau từ hiện đại, cổ điển, tân cổ điển đến xu hướng nhà thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu mới, hay nội thất thông minh…Mỗi phong cách thiết kế đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy khi lựa chọn có một số kinh nghiệm cải tạo nhà cũ mà bạn cần biết như:
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ không kém phần quan trọng tiếp theo chính là chuẩn bị về mặt tài chính. Theo đó, khi nghĩ đến việc sửa chữa nhà bạn cần lập kế hoạch chi tiết các khoản chi phí để có cách quản lý tốt nhất, hạn chế tối đa có chi phí phát sinh. Một số khoản phí chính trong cải tạo nhà ở có thể kể đến như:
+ Chi phí thiết kế
+ Chi phí thuê đội thợ nhà thầu thi công
+ Chi phí mua vật tư vật liệu, biện pháp thi công
+ Chi phí dự phòng
Một cách dự trù chi phí hiệu quả được nhiều người áp dụng chính là bàn bạc, thống nhất giữa kiến trúc sư và chủ nhà về giới hạn chi phí có thể sử dụng trong thiết kế, cải tạo trước khi tiến hành thi công. Thông qua đây, các kiến trúc sư sẽ đưa ra cho bạn một bản thiết kế phù hợp nhất cả về mặt thẩm mỹ lẫn kinh phí.
Trước khi quyết định vật liệu vật tư nào sẽ được sử dụng cho cải tạo nhà, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về tính năng của chúng. Để đảm bảo rằng những vật liệu được chọn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Bên cạnh đó, vật liệu vật tư được chọn cũng cần phù hợp với phong cách thiết kế bạn muốn tạo ra.
Ví dụ, nếu bạn đang theo phong cách hiện đại, thì các vật liệu như kính, thép không gỉ và gỗ có vẻ ngoài sạch sẽ và đơn giản sẽ phù hợp. Trong khi đó, nếu bạn muốn phục hồi một ngôi nhà cổ điển, vật liệu gạch, đá tự nhiên và gỗ sẽ thích hợp hơn.
Cuối cùng, hãy thực khảo sát giá vật liệu, chọn đơn vị phân phối phù hợp để đảm bảo tìm được nguồn cung ứng vật liệu vật tư tốt nhất, chi phí tiết kiệm nhất cho dự án của mình.
Khi cải tạo nhà cũ, phần lớn các gia chủ đều không có kinh nghiệm trong xây dựng và sửa chữa, lúc này bạn nên tìm một nhà thầu, đơn vị thiết kế thi công uy tín. Họ sẽ giúp bạn thực hiện các công việc cải tạo nhà ở một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian công sức và kinh phí. Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ trong việc lựa chọn nhà thầu uy tín như sau: